Quy chuẩn căn cứ pháp lý và lợi ích khi chứng thực hợp đồng điện tử trên trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam

Bài viết này sẽ làm rõ các luồng căn cứ pháp lý và tính hợp lệ, các đặc điểm lợi ích nổi bật khi các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tham gia sử dụng hệ thống Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam.

  1. Chi tiết các nhiệm vụ:
    A. Làm rõ luồng căn cứ pháp lý và tính hợp lệ của hệ thống Trục theo Quy định của Luật GDDT 51/ 2005 và các nghị định liên quan.
    Sơ đồ luồng căn cứ pháp lý

Diễn giải sơ đồ trên:
Theo sơ đồ trên, giá trị pháp lý của TDDL được đảm bảo khi thỏa mãn các quy định sau:
(1) Có giá trị pháp lý
(2) Có giá trị như bản gốc
(3) Có giá trị chứng cứ

Trong đó:
(1)Giá trị pháp lý được quy định rõ trong Mục 1, điều 11 của Luật GDDT 51/ 2005 có nội dung như sau: “Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu: Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”

(2)Có giá trị như bản gốc được quy định rõ trong Mục 1, Điều 13 của Luật GDDT 51/ 2005 có nội dung như sau:

“Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
1. Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh.
Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;
2. Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.”

(2).1 Về tính toàn vẹn theo điều 9 NGHỊ ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SỐ: 52/2013/NĐ-CP NGÀY 16/5/2013 quy định như sau:
Giá trị pháp lý như bản gốc
1. Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại có giá trị pháp lý như bản gốc nếu đáp ứng cả hai điều kiện sau:
a) Có sự bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử;
b) Thông tin chứa trong chứng từ điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
2. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị chứng từ điện tử.
3. Tiêu chí về sự bảo đảm đủ tin cậy là khi một trong những biện pháp sau được áp dụng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trao đổi và sử dụng chứng từ điện tử:
a) Ký chứng từ điện tử bằng chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp;
b) Lưu trữ chứng từ điện tử tại hệ thống của một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử đã được cấp phép mà các bên thỏa thuận lựa chọn;
c) Có sự bảo đảm từ phía thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng cho việc khởi tạo, gửi và lưu trữ chứng từ điện tử về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử trong quá trình gửi và lưu trữ trên hệ thống;
d) Biện pháp khác mà các bên thống nhất lựa chọn.

(2).1.1 Diễn giải chi tiết về việc “Làm sao để đảm bảo sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu?
Theo đó, Điều 63 NGHỊ ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SỐ: 85/2021/NĐ-CP NGÀY 25/9/2021 quy định như sau:

Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử
1. Điều kiện tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử:
a) Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
b) Có Đề án hoạt động cung cấp dịch vụ theo mẫu quy định tại khoản 8 Điều này và được Bộ Công Thương thẩm định với các nội dung tối thiểu sau:
– Thông tin giới thiệu về thương nhân, tổ chức gồm: kinh nghiệm, năng lực phù hợp với hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử;
– Mô tả phương án kỹ thuật phục vụ cho hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, bao gồm: thuyết minh hệ thống công nghệ thông tin; thuyết minh phương án kỹ thuật về giải pháp công nghệ, quy trình vận hành và chứng thực hợp đồng điện tử gồm có phương án lưu trữ, bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu của chứng từ điện tử, phương án định danh và chứng thực điện tử của các bên liên quan đến hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử theo quy định của pháp luật, phương án tra cứu hợp đồng điện tử đã được chứng thực trên hệ thống; phương án bảo mật hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử, bảo mật an toàn thông tin khách hàng; phương án kỹ thuật bảo đảm duy trì và khắc phục hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử khi có sự cố xảy ra.
2. Nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử:
a) Chịu trách nhiệm về tính bảo mật và toàn vẹn của các chứng từ điện tử mà mình lưu trữ và chứng thực;
b) Cung cấp tài liệu và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến chứng từ điện tử mà mình lưu trữ và chứng thực;
c) Công bố công khai Quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử với các nội dung theo hướng dẫn của Bộ Công Thương;
d) Kết nối với Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử theo yêu cầu.

(2).1.2. Đảm bảo tính đầy đủ, không bị thay đổi: Các tổ chức CeCA đáp ứng tiêu chí này.

Kết luận: Các bên CECA (các tổ chức xác thực hợp đồng điện tử- được cấp phép bởi Cục thương mại điện tử và kinh tế số thuộc Bộ Công Thương) là các đơn vị chịu trách nhiệm về mặt giải pháp kỹ thuật, “quy trình vận hành và chứng thực hợp đồng điện tử gồm có phương án lưu trữ, bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu của chứng từ điện tử….”
Do đó, có thể hiểu đối với các end user, để đảm bảo tính toàn vẹn của hợp đồng điện tử, phải sử dụng dịch vụ của các bên CeCa, là các đơn vị chịu trách nhiệm về phương án kỹ thuật với Cục thương mại điện tử và kinh tế số thuộc Bộ Công Thương, theo yêu cầu về mặt pháp lý.

(2).2 Về tính tin cậy, Điều 9/ NĐ 52 trên đã nêu rõ. “Tiêu chí về sự bảo đảm đủ tin cậy là khi một trong những biện pháp sau được áp dụng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên trao đổi và sử dụng chứng từ điện tử”:
(2).2.1 Chữ Ký Số của CA
(2).2.2 Dịch vụ của các tổ chức chứng thực HDDT gọi tắt là CeCA

Kết luận: Để đảm bảo đủ tin cậy của hợp đồng điện tử, có thể sử dụng dịch vụ chữ ký số của CA hoặc dịch vụ của tổ chức chứng thực HĐ ĐT gọi tắt là CECA

(3) Có giá trị chứng cứ: được quy định rõ trong Mục 1, Điều 14 của Luật GDDT 51/ 2005 có nội dung như sau:

          1 .Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ

2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

Kết luận: Để đảm bảo hợp đồng, chứng từ điện tử (thông điệp dữ liệu) có đủ giá trị chứng cứ, tổ chức phải đảm bảo cả tính toàn vẹn và độ tin cậy.

B. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của đơn vị CeCa (tức áp dụng phương án kỹ thuật về chứng thực trên Trục phát triển hợp đồng điện tử quốc gia)

Pháp lý HĐĐT thông thường, không có tích xanh HĐĐT có tích xanh (Được chứng thực bởi CeCA và BCT)
Hạn chế các rủi ro pháp lý Thấp Cao
Tra cứu tính xác thực của Hợp đồng trên Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam Không
Đảm bảo tính toàn vẹn Nhiều rủi ro Đảm bảo tính toàn vẹn theo yêu cầu về mặt pháp lý và kỹ thuật
Đảm bảo sự tin cậy theo yêu cầu về pháp lý với hợp đồng điện tử Thấp Cao
Hỗ trợ giải quyết tranh chấp khi phát sinh Thấp
Gắn chữ ký số Bộ Công Thương trên Hợp đồng Không
Hợp đồng được công nhận bởi bên thứ 3 Thấp

2. Tài liệu liên quan