Khái niệm, điểm khác biệt, lợi ích và những trường hợp áp dụng hợp đồng điện tử

1. Hợp đồng điện tử là gì ?

Theo điều 33, Luật giao dịch điện tử 2005: “Hợp đồng điện tử là loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hay là chấm dứt quyền nghĩa vụ được gửi đi, nhận lại và được lưu trữ trên các phương tiện điện tử như công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, quang học và các phương tiện điện tử khác.”

Dù là hợp đồng được thể hiện dưới dạng điện tử nhưng giá trị pháp lý vẫn được pháp luật thừa nhận tính pháp lý và được sử dụng khi một trong hai cá nhân không thực hiện đúng như những điều thỏa thuận hay vi phạm những điều khoản được quy định trên hợp đồng. Bên cạnh đó, hợp đồng điện tử phải thỏa những điều kiện sau đây:

Thứ nhất: Nội dung của hợp đồng điện tử phải được giữ trọn vẹn và không có thay đổi thông tin, chỉ những trường hợp thay đổi những hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ dữ liệu hợp đồng.

Thứ hai: Nội dung của hợp đồng điện tử có thể mở được, đọc hay xem được bằng phương pháp mã hóa hợp pháp mà hai bên thỏa thuận với nhau.

2. Hợp đồng điện tử có gì khác biệt ? 

  • Áp dụng với mọi mô hình doanh nghiệp, mọi loại hợp đồng, tài liệu, chứng nhận điện tử.
  • Tăng tính bảo mật, đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu, chống giả mạo chữ ký, con dấu.
  • Kết hợp với chữ ký số tạo môi trường giao dịch an toàn, chống chối bỏ.
  • Tăng tính chính xác trong quá trình đàm phán hợp đồng.
  • Giảm thiểu chi phí in ấn, lưu trữ, chuyển tài liệu qua lại, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng tài nguyên môi trường.
  • Thuận tiện trao đổi dữ liệu, chia sẻ thông tin, loại bỏ tình trạng tản mạn, thất lạc, sai lệch thông tin.
  • Dễ dàng tìm kiếm truy xuất dữ liệu, cập nhật đầy đủ và tức thời thông tin về văn bản và hồ sơ công việc phục vụ yêu cầu của cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn.
  • Không mất thời gian, chi phí xây dựng, duy trì hệ thống kho lưu trữ tài liệu.
  • Dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác của doanh nghiệp (CRM, ERP…).

3. Lợi ích của hợp đồng điện tử 

Tiết kiệm tối đa chi phí, thời gian và nguồn lực

Lợi ích đầu tiên phải kể đến khi áp dụng hợp đồng điện tử là về mặt chi phí, thời gian và nguồn lực. Sử dụng hợp đồng điện tử, mọi thao tác từ tạo lập, duyệt, ký kết và gửi, nhận đều được thực hiện bằng hình thức trực tuyến. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm đáng kể các khoản chi phí phát sinh, thời gian giao dịch,… góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Giao kết thông minh – An toàn mùa dịch

Trước tình trạng dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, khó lường, hợp đồng điện tử là “cầu nối” quan trọng, vừa đảm bảo giao dịch được thông suốt, vừa đảm bảo an toàn, hạn chế tiếp xúc, góp phần chung tay phòng dịch.

Do đặc trưng của hợp đồng điện tử là giao dịch trên môi trường trực tuyến nên hai bên có thể ký kết mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị mà không cần phải gặp mặt trực tiếp. Tính linh hoạt của hợp đồng điện tử còn được thể hiện ở chỗ lãnh đạo doanh nghiệp có thể ký hợp đồng ngay cả khi không có mặt ở công ty, khi đi công tác nhanh chóng và thuận tiện.

Quy trình chuyên nghiệp, khoa học, chính xác

Khi ký kết hợp đồng điện tử, quy trình từ bước tạo lập đến ký kết, lưu trữ được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, tăng tính chuyên nghiệp khi giao dịch với khách hàng, đối tác. Hai bên có thể kiểm tra dễ dàng các thông tin trước khi ký kết, hạn chế tối đa vấn đề sai sót.

Lưu trữ thuận tiện, quản lý dễ dàng

Hợp đồng điện tử cho phép hai bên lưu trữ dữ liệu, quản lý hồ sơ hoàn toàn trên hệ thống trực tuyến. Mặc khác, để tra cứu thông tin, người dùng chỉ cần sử dụng vài thao tác đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện.

An toàn, bảo mật

Với nhiều công nghệ bảo mật hiện đại được áp dụng, nhiều giải pháp hợp đồng điện tử hiện nay đảm bảo an toàn, bảo mật cao. Vì vậy, doanh nghiệp có thể yên tâm sử dụng các dữ liệu hợp đồng khi giao dịch.

4. Hợp đồng điện tử áp dụng vào những loại hợp đồng nào ?

  • Hợp đồng lao động.
  • Hợp đồng thuê khoán.
  • Hợp đồng trao đổi, mua bán.
  • Hợp đồng đại lý.
  • Bảo lãnh ngân hàng.
  • Hợp đồng vận tải hành khách, hàng hóa.
  • Hợp đồng cung cấp dịch vụ.
  • Hợp đồng vay vốn.
  • Hợp đồng thương mại điện tử.
  • Đơn đặt hàng.
  • Hợp đồng, chứng nhận bảo hiểm.
  • Hợp đồng xây dựng.
  • Hợp đồng gia công.
  • Hợp đồng mượn/ tặng/ cho tài sản.
  • Hợp đồng thuê/ vay tài sản.
  • Hợp đồng vay tín dụng.
  • Hợp đồng mở thẻ online.
  • Hợp đồng dịch vụ viễn thông